Da bị đỏ sau khi nặn mụn thì phải làm sao?

Tình trạng mà hầu hết các bạn gái đều gặp phải sau khi nặn mụn chính là làn da bị đỏ ửng lên. Điều này có ảnh hưởng như thế nào đến làn da và da bị đỏ sau khi nặn mụn thì phải làm sao? Hãy cùng làm rõ qua những thông tin dưới đây.

Da bị đỏ sau khi nặn mụn thì phải làm sao?


Có nhiều bạn gái khi thấy mụn xuất hiện trên khuôn mặt là thấy ngứa tay, chỉ muốn sờ hoài lên chúng và nặn ngay. Tuy nhiên điều này không hề tốt chút nào mà có thể gây ra những tổn thương cho da. Với những nốt mụn dưới đây thì tốt nhất bạn không nên nặn nhé.

Mụn nào không nên  nặn


- Mụn trứng cá bọc gồm nhiều ổ viêm, mụn mủ, sưng to và đau, không thấy cồi mụn. Với đám mụn này, bạn không nên “khiêu khích” chúng, nếu không hậu quả là da sẽ bị viêm, để lại sẹo lõm, vết thâm và thậm chí là khiến mụn phát triển ồ ạt hơn nữa cơ.

- Mụn xuất hiện cùi trắng, mụn mủ thường lớn và rất đau, chảy dịch hoặc mủ rất hôi.

- Mụn trứng cá nổi thành từng đám. Mụn trứng cá ác tính thường xuất hiện đột ngột với triệu chứng viêm kèm sốt nhẹ, mụn có kích thước lớn và rất đau. Nếu gặp loại mụn này mà bạn nặn thì mụn sẽ nhanh chóng loét ra và lành để lại sẹo.


Da bị đỏ sau khi nặn mụn thì phải làm sao?


Trình trạng ai nặn mụn xong cũng hay gặp phải chính là da bị đỏ, nguyên nhân là do sự tác động một lực bên ngoài khiến da bị tổn thương. Bên cạnh đó với những nốt mụn chưa già  khi nặn cũng có thể khiến da bị đỏ và viêm sưng.


Mụn nào được phép nặn?


Các loại mụn ở thể nhẹ,  kích thước nhỏ, mọc riêng rẽ, và cồi mụn khô, đen, trồi lên bề mặt da là những nốt mụn bạn có thể nặn vì những nốt mụn đã già và an toàn cho việc nặn.

Tuy nhiên, bạn nên chú ý trong quá trình nặn để tránh để lại sẹo trên da mặt làm mất thẩm mỹ dù có hết mụn đi chăng nữa.

Hướng dẫn cách nặn mụn an toàn, đúng cách tại nhà


1/ Xông hơi da mặt

Bạn nên xông hơi khoảng 10 – 15 phút để da thải hết chất độc ra ngoài, rồi rửa lại bằng nước ấm. Nếu không có thời gian, bạn hãy dùng một chiếc khăn thấm nước ấm và đắp lên mặt trong trong vài phút.

2/ Rửa tay thật sạch

Trước khi nặn mụn, cần rửa tay thật sạch. Việc này sẽ giúp giảm tối thiểu vi khuẩn xâm nhập vào da.
Dụng cụ nặn mụn (là cây nặn mụn được bán ở chợ) cũng phải được sát trùng kỹ lưỡng bằng cách trụng nước sôi. Và tuyệt đối không dùng đầu móng tay nặn mụn.

3/ Nặn nhẹ nhàng

Nặn nhẹ đến khi nào đầu mụn ra ngoài hoàn toàn. Cần lấy sạch hết cồi mụn. Sau khi lấy sạch cồi thì sẽ chảy dịch và máu, dùng bông gòn sạch lau sạch. Nặn tới đâu là lau sạch ngay tới đó. Tránh để lây lan ra mặt.

4/ Rửa mặt

Sau khi nặn, bạn cần rửa mặt lại với sữa tươi hay sữa rửa mặt dịu nhẹ.

5/ Chăm sóc da sau khi nặn mụn

- Đặt một cục nước đá lên mụn trong vài phút giúp làm giảm vết đỏ và se lỗ chân lông.

- Có thể sử dụng sản phẩm điều trị mụn và làm liền sẹo phù hợp

- Chú ý chế độ ăn uống lành mạnh và nghỉ ngơi hợp lý để da mặt mịn màng.


Xem thêm:






0 nhận xét:

Đăng nhận xét

My Instagram